Bạn cần ngủ bao nhiêu là đủ? 90% sẽ trả lời sai – Cách tính từ chuyên gia

Nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng giấc ngủ là điều rất cần thiết ở mọi lứa tuổi. Giấc ngủ cung cấp năng lượng cho tâm trí, phục hồi cơ thể và mọi hệ thống trong cơ thể đều được thư giãn, củng cố sau khi ngủ. Nhưng chúng ta ngủ bao nhiêu là đủ? Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để cơ thể có được đầy đủ những lợi ích từ giấc ngủ?

Ngủ bao nhiêu là đủ theo lời khuyên của chuyên gia?

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đã dành rất nhiều thời gian, mở ra rất nhiều cuộc nghiên cứu về giấc ngủ con người. Bởi vì nó rất quan trọng. Giấc ngủ của bạn sẽ thay đổi qua từng giai đoạn trong suốt cuộc đời. Và các chuyên gia đã đưa ra kết quả về câu hỏi ngủ bao nhiêu là đủ. Dựa trên lứa tuổi bạn sẽ có được câu trả lời tương đối.

Giờ ngủ tương ứng với từng lứa tuổi:

  • Sơ sinh đến 3 tháng: 14 đến 17 giờ
  • 4 đến 11 tháng: 12 đến 16 giờ
  • 1 đến 2 tuổi: 11 đến 14 giờ
  • 3 đến 5 tuổi: 10 đến 13 giờ
  • 6 đến 12 tuổi: 9 đến 12 giờ
  • 13 đến 18 tuổi: 8 đến 10 giờ
  • 18 đến 64 tuổi: 7 đến 9 giờ
  • 65 tuổi trở lên: 7 đến 8 giờ

Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi người khác nhau, mặc dù ở cùng nhóm tuổi. Thời gian ngủ hợp lý mà các chuyên gia đưa ra không hoàn toàn chính xác với tất cả mọi người. Vì thế, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính giấc ngủ cho riêng mình.

Cơ thể của bạn cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Ngủ bao nhiêu là đủ
Ngủ bao nhiêu là đủ

Theo chuyên gia, lứa tuổi trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một lịch trình khác nhau. Vì thế giờ giấc ngủ cũng hoàn toàn khác. Lúc này bạn cần lắng nghe cơ thể và tập cho mình thói quen có giờ giấc ngủ hợp lý. Không nhất thiết phải ngủ quá nhiều, cơ thể bạn vẫn khoẻ, tỉnh táo sau khi thức dậy. Tuân thủ những quy tắc sau bạn sẽ dễ dàng tính được bạn cần ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc.

Cần quan tâm nhiều hơn đến nơi bạn ngủ

Không gian ngủ, chất lượng chăn ga gối nệm, ánh sáng, âm thanh nơi bạn ngủ là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế, trước khi áp dụng các cách chăm sóc giấc ngủ theo khoa học, bạn cần đảm bảo:

  • Chọn chiếc gối chất lượng:Tốt nhất là một chiếc gối ôm sát đầu, giúp thư giãn. Chiếc gối giúp vệ cổ và vai gáy.
  • Chọn chăn ga đủ thoáng mát vào mùa hè, đủ giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh. Chỉ khi cơ thể có được thân nhiệt vừa phải mới chìm sâu vào giấc ngủ.
  • Phòng không quá sáng, loại bỏ các tạp âm, âm thanh quá lớn, cần giữ cho nơi ngủ yên tĩnh nhất.
  • Chọn tư thế ngủ tốt nhất.

Chọn gối giúp ngủ ngon – Gối khách sạn 5 sao:ruot-goi-cao-cap

Sau khi đã trang bị không gian ngủ tốt nhất, điều bạn cần lúc này là tính thời gian ngủ hợp lý cho bản thân mình.

Thức giấc vào cuối chu kỳ giấc ngủ – Áp dụng giấc ngủ khoa học

Có một nghiên cứu rất hay về giấc ngủ mà các chuyên gia đã phát hiện ra, giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ. Chu kỳ giấc ngủ khoảng 90 phút. Nếu thời gian ngủ của bạn diễn ra trong vòng 4 đến 6 chu kỳ thì cơ thể của bạn sẽ đủ thời gian thư giãn hồi phục sau ngày dài mệt mỏi.

Quan trọng hơn là bạn phải tính được thời gian bạn đi ngủ và thời gian thức dậy hợp lý. Trong mỗi chu kỳ giấc ngủ sẽ có các giai đoạn khác nhau. Nếu bạn thức giấc vào cuối chu kỳ ngủ thì bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên nếu bạn thức giấc vào giữa chu kỳ(giai đoạn ngủ sâu) thì cơ thể sẽ uể oải, có thể đau đầu. Áp dụng công thức tính giấc ngủ khoa học để có giờ ngủ và giờ thức dậy hợp lý nhất.

Thời gian đi ngủ + 90n + 15 phút = Thời gian thức dậy

Trong đó:

🔹n tương ứng với các chu kỳ ngủ ( n = 5 là tốt nhất)

🔹15 phút là khoảng thời gian khởi động giấc ngủ( có thể chọn 14 phút thì vẫn chính xác)

Với công thức tính này bạn sẽ biết được thời gian đi ngủ và thức dậy hợp lý. Cài đặt báo thức để cơ thể dậy đúng thời điểm. Cơ thể tràn đầy năng lượng và tinh thần tỉnh táo cho cả ngày.

Cách tính giấc ngủ chính xác nhất – Ngủ bao nhiêu là đủ

Dựa vào cách tinh trên, Chumy đã tính ra một số khoảng thời gian đi ngủ và thức dậy mà chúng ta cần biết, áp dụng để khai thác hết những giá trị từ giấc ngủ. Tuy nhiên, để giấc ngủ đạt được trạng thái tốt nhất, chất lượng nhất thì bạn phải đầu tư cho mình chỗ ngủ êm ái, hỗ trợ cho cơ thể. Quan trọng nhất là gối nằm, kế tiếp là nệm, chăn, loại ga giường…Đồng thời phải chú ý đến ánh sáng, loại bỏ, ngăn ngừa các tiếng ồn làm phiền giấc ngủ.

Cách tính thời gian ngủ
Cách tính thời gian ngủ

Và bây giờ xem và ghi nhớ những khung giờ ngủ – dậy quen thuộc nhất với bạn và áp dụng ngay nhé!

Thời gian đi ngủ và thức dậy tương ứng theo từng khung giờ

Nếu bạn là người thích dậy sớm hơn 6h hãy áp dụng khung giờ đi ngủ và thức dậy này.

Tính thời gian đi ngủ

Giờ thức dậyGiờ đi ngủ:
(6 giờ ngủ – 4 chu kỳ)
Giờ đi ngủ:
(7,5 giờ ngủ – 5 chu kỳ)
Giờ đi ngủ:
(9 giờ ngủ – 6 chu kỳ)
4:00 giờ sáng9:45 tối8:15 tối6:45 tối
4:15 sáng10:00 giờ tối8:30 tối7:00 giờ tối
4:30 sáng10:15 tối8:45 tối7:15 tối
4:45 sáng10:30 tối9:00 giờ tối7:30 tối
5:00 giờ sáng10:45 tối9:15 tối7:45 tối
5:15 sáng11:00 giờ tối9:30 tối8:00 giờ tối
5:30 sáng11:15 tối9:45 tối8:15 tối
5:45 sáng11:30 tối10:00 giờ tối8.30 tối
6:00 giờ sáng11:45 tối10:15 tối8:45 tối
6:15 sáng12:00 giờ tối10:30 tối9:00 giờ tối
6:30 sáng00:15 sáng10:45 tối9:15 tối
6:45 sáng00:30 sáng11:00 giờ tối9:30 tối

Giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý (Nếu dậy sau 7h)

7:00 giờ sáng00:45 sáng11:15 tối9:45 tối
7:15 giờ sáng1:00 giờ sáng11:30 tối10:00 giờ tối
7:30 giờ sáng1:15 sáng11:45 tối10:15 tối
7:45 giờ sáng1:30 sáng12 giờ đêm10:30 tối
8:00 giờ sáng1:45 sáng00:15 sáng10:45 tối
8:15 giờ sáng2:00 giờ sáng00:30 sáng11:00 giờ tối
8:30 giờ sáng2:15 sáng00:45 sáng11:15 tối
8:45 giờ sáng2:30 sáng1:00 giờ sáng11:30 tối
9:00 giờ sáng2:45 sáng1:15 sáng11:45 tối
5/5 - (113 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.